Hạt toàn phần phòng chống bệnh tiểu đường typ 2 |
![]() |
LTS: Sử dụng hạt toàn phần có lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2, một bệnh mãn tính đang rất phổ biến không chỉ ở người có tuổi. Những nghiên cứu khoa học được trình bày trong hai bài báo dưới đây đã cho kết quả rằng: những người thường xuyên sử dụng hạt toàn phần sẽ giảm được rủi ro mắc bệnh so với những người không dùng. Kết quả được rút ra từ thực nghiệm lâm sàng và phân tích thống kê. BÀI BÁO 1 Nguồn: Am J Public Health. 2000 September; 90(9): 1409–1415. Tạp chí "American Journal of Public Health" là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu về lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, thuộc Hiệp hội sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ. Những bài báo trong tạp chí trình bày những kết quả nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực như phòng ngừa bệnh và nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng. ORIGINAL RESEARCH COMMUNICATIONA prospective study of whole-grain intake and risk of type 2 diabetes mellitus in US women.(Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa sử dụng hạt toàn phần và rủi ro mắc bệnh tiểu đường type ở phụ nữ Hoa Kỳ) Các tác giả: S Liu, J E Manson, M J Stampfer, F B Hu, E Giovannucci, G A Colditz, C H Hennekens, and W C Willett Brigham and Women's Hospital, Harvard Medical School, Boston, USA. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, xác định tác dụng của hạt toàn phần và hạt tinh chế đối với rủi ro bệnh tiểu đường type2. Theo dõi nghiên cứu 75521 phụ nữ tuổi từ 38-63 tuổi không có triệu chứng gì của bệnh tiểu đường và tim mạch bắt đầu từ năm 1984. Trong 10 năm xác định 1879 ca tiểu đường. Như vậy so giữa người thuộc nhóm ăn nhiều nhất hạt toàn phần với nhóm ăn hạt tinh chế thì tỉ lệ rủi ro nhỏ hơn 2,5 lần. Kết luận: Kết quả nghiên cứu khuyến nghị rằng việc dùng sản phẩm hạt toàn phần thay cho sản phẩm hạt tinh chế có thể giảm rủi ro của bệnh tiểu đường.
BÀI BÁO 2 Nguồn: American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 76, No. 3, 535-540, September 2002 Tạp chí "American Journal of Clinical Nutrition" là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu tại Hoa Kỳ về lĩnh vực dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh. Tạp chí thường đăng các công trình nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ giữa các bệnh như ung thư, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch và chế độ dinh dưỡng. ORIGINAL RESEARCH COMMUNICATIONWhole-grain intake and the risk of type 2 diabetes: a prospective study in men(Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa sử dụng hạt toàn phần và rủi ro mắc bệnh tiểu đường type ở nam giới) 1 From the Programs in Nutrition, Simmons College, Boston (TTF); the Departments of Nutrition (TTF, FBH, MJS, and WCW) and Epidemiology (FBH, MJS, GAC, and WCW), Harvard School of Public Health, Boston; the Department of Pediatrics, Harvard Medical School, and the Department of Medicine, Children’s Hospital, Boston (MAP); and the Division of Preventive Medicine (SL) and the Channing Laboratory, Department of Medicine (FBH, MJS, GAC, and WCW), Brigham and Women’s Hospital, Harvard Medical School, Boston. Đối tượng nghiên cứu: Kiểm tra khả năng tác dụng của việc sử dụng toàn hạt và hạt tinh chế đối với rủi ro của bệnh tiểu đường type2 với một số lớn nam giới. Theo dõi 42898 người từ năm1986 không có triệu chứng gì của bệnh tiểu đường và tim mạch. Trong 12 năm sử dụng toàn hạt và hạt tinh chế, theo dõi tình trạng bệnh tiểu đường. Kết quả có 1197 trường hợp tiểu đường type2. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố như tuổi tác, hoạt động thể dục, hút thuốc, uống rượu và tiền sử gia đình, ăn uống rau quả và năng lượng cung cấp, tỉ lệ tương đối về rủi ro bệnh tiểu đường type2 giữa nhóm sử dụng hạt toàn phần nhiều nhất và ít nhất là 0.58. Sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố lượng magie và chất xơ ngũ cốc được sử dụng, thì tương quan giữa hạt toàn phần và rủi ro bệnh tiểu đường type 2 có giảm đi một chút Kết luận: Đối với nam giới, chế độ dinh dường với một lượng hạt toàn phần cao có quan hệ với việc giảm rủi ro mắc bệnh tiểu đường type 2. Khuyến nghị nên thay thế thực phẩm hạt tinh chế bằng thực phẩm hạt toàn phần. ![]() |