Trang chủ Kiến thức khoa học Gạo lứt và hạt toàn phần Hạt toàn phần - thực phẩm vì sức khỏe - Trang 4
Hạt toàn phần - thực phẩm vì sức khỏe - Trang 4 In
Chỉ mục bài viết
Hạt toàn phần - thực phẩm vì sức khỏe
Tác dụng với bệnh tiểu đường typ 2
Tác dụng với bệnh tim mạch
Tác dụng với bệnh ung thư và tiêu hóa
Tất cả các trang

Phòng ngừa bệnh ung thư

Mặc dù hiệu quả bảo vệ của các ngũ cốc toàn phần chống lại các loại khác nhau của bệnh ung thư không được công bố như chống lại bệnh: tiểu đường, tim mạch, rất nhiều trường hợp nghiên cứu có kiểm soát đã nhận thấy có sự tỉ lệ nghịch giữa mức độ tiêu thụ hạt toàn phần và mức độ rủi ro đối với bệnh ung thư.

Trong phân tích chuyển hóa của 40 trường hợp nghiên cứu có kiểm soát kiểm tra 20 loại khác nhau của bệnh ung thư đã nhận thấy rằng những người tiêu thụ hạt toàn phần cao có tỷ lệ rủi ro về ung thư thấp hơn 34% so với những người ít tiêu thụ  hạt toàn phần. Những nghiên cứu này sử dụng thực phẩm hạt toàn phần (bánh mỳ đen). Những nghiên cứu có kiểm soát của người Italy cũng đánh giá tiêu thụ cao hơn hạt toàn phần tất cả đã có tác dụng chắc chắn giảm rủi ro của các bệnh ung thư đường tiêu hóa bao gồm các bệnh ung thư vòm họng, cổ họng, dạ dày, ruột, ruột kết. Một nghiên cứu dịch tễ với số lượng  lớn đã theo dõi hơn 61.000 người phụ nữ Thụy Điển trong 15 năm nhận thấy rằng những người tiêu thụ hơn 4,5serving/ngày (serving=25g) hạt toàn phần đã có tỷ lệ rủi ro ung thư ruột thấp hơn 35% so với những phụ nữ tiêu thụ hạt toàn phần ít hơn 1,5 serving/ngày.

Trái ngược với các sản phẩm hạt tinh chế, hạt toàn phần rất giầu các loại hợp chất có khả năng bảo vệ, chống lại ung thư đặc biệt các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tiêu thụ cao hơn lượng chất xơ đã làm tăng nhanh tốc độ đi qua đường ruột của phân, cho phép làm giảm thờigian để có thể  các hợp chất carcinogenic (là các chất gây nên ung thư) tiếp xúc với tế bào trên bề mặt trong của ruột. Lignans trong hạt toàn phần là những phytosestrogens và chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển của các hooc môn phụ thuộc ung thư. Hợp chất phenonic trong hạt toàn phần có thể thay đổi những cách chuyển đổi gây tăng cường phát triển ung thư hay khả năng kết hợp phân hủy những ion kim loại tự do trong đường tiêu hóa.

Sức khỏe tiêu hóa

Thức ăn giầu hạt toàn phần và chất xơ giúp hạnchế bệnh táo bón bằng cách làm xốp và làm đặc phân và tăng tốc độ đi qua đường ruột của chúng. Những thức ăn đó cũng có tác dụng giảm rủi ro của bệnhdiverticulosis một điều kiện đặc trưng bởi sự hình thành những túi nhỏ trong ruột. Mặc dù phần lớn những người bị bệnh diverticulosis kinh nghiệm không thấy các triệu chứng, 15-20% cơ thể phát triển đau hay sưng tấy trong những người bị bệnh diverticulosis. Bệnh này thực tế không biết đến trước khi có công nghiệp chế biến hạt tinh chế bắt đầu ở các nước công nghiệp. Vai trò của thức ăn với hàm lượng chấtxơ thấp trong việc phát triển bệnh diverticulosis đã được công bố. Các thức ăn giầu chất xơ được khuyến cáo cho người bị táo bón và bị diverticulosis.

Khuyến cáo tiêu thụ.

Lượng tiêu thụ hạt toàn phần hướng tới 3 serving/ngày có tác dụng giảm quan trọng  rủi ro của bệnh mãn tính trong dân cư với lượng tiêu thụ hạt toàn phần tương đối thấp. Một trong những mục tiêu của cơ quan dịch vụ phòng ngừa y tế và con người sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ năm 2010 là tăng tỷ lệ của người dân ở Hoa Kỳ tiêu thụ 3 serving hạt toàn phần / ngày. Tuy nhiên hầu hết người Mỹ mới tiêu thụ dưới 1 serving/ngày. Hướng dẫn ăn uống cho người Mỹ năm 2005 đã khuyến cáo tiêu thụ 3 serving hay hơn / ngày của sản phẩm hạt toàn phần. Trong quan điểm về những lợi ích sức khỏe tiềm năng của việc tăng lượng tiêu thụ hạt toàn phần 3 serving/ngày của thực phẩm hạt toàn phần chỉ nên xem là mức tối thiểu và thực phẩm hạt toàn phần nên thay thế cho carbohydrate của hạt tinh chế bất cứ khi nào có thể. Hiện nay khuyến cáo ở Mỹ mới là mức tối thiểu hạt toàn phần chiếm 50% của lượng hydrate carbon



 
Tóm tắt một số công trình nghiên cứu về tác dụng của hạt toàn phần với sức khỏe con người
Tóm tắt một số tài liệu nghiên cứu khoa học về tác dụng của hạt toàn phần đối với sức...
Phòng chống bệnh máu nhiễm mỡ
Nguồn:  American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 81, No. 1, 55-63, January 2005 Tạp chí "American Journal of Clinical Nutrition"...
Hạt toàn phần phòng chống ung thư trực tràng
American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 85, No. 5, 1353-1360, May 2007 © 2007 American Society for Nutrition Tạp chí "American Journal...
Khoa học nhìn nhận về sản phẩm từ lớp màng của gạo lứt
KHOA HỌC ĐẰNG SAU NHỮNG SẢN PHẨM TỪ LỚP MÀNG CỦA GẠO LỨT ( TINH CHẤT CỦA GẠO LỨT) Lớp màng của...
Hạt toàn phần phòng chống bệnh tiểu đường typ 2
  LTS: Sử dụng hạt toàn phần có lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2, một bệnh...
Extra-Fo: Siêu thực phẩm của thiên niên kỷ mới
  Thực phẩm bổ sung EXTRA-FO là sản phẩm tự nhiên hoàn thiện, có lợi ích toàn diện với sức...
Extra-Fo: Một giải pháp hoàn hảo để sử dụng hạt toàn phần
Các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu về hạt toàn phần đã chuyển đến cộng đồng một...
Tinh chất gạo lứt (Stabilized Rice Bran): một
Stabilized Rice Bran là gì (SBR - tạm dịch ra tiếng Việt là tinh chất của gạo lứt). Chắc hẳn...