Tóm tắt một số tài liệu nghiên cứu khoa học về tác dụng của hạt toàn phần đối với sức khỏe con người
Bệnh tiểu đường và hạt toàn phần
1. Năm 2002 Perreira đã tiến hành nghiên cứu.
Sau 6 tuần ăn hạt toàn phần thay hạt tinh chế lượng Insulin nhanh giảm 10%, tính kháng Insulin giảm 10%. Sự thay đổi độ nhạy của Insulin có thể là vai trò chủ yếu đối với giảm Insulin và giảm rủi ro của bệnh tiểu đường type2 đã được báo cáo trong các nghiên cứu dịch tễ.
Nguyên nhân có thể là:
-Do glicemic index thấp của hạt toàn phần
-Do tác dụng đồng hoạt của một số chất có trong hạt toàn phần như chất xơ hòa tan, Mg, Vitamin E, các hợp chất hóa học tự nhiên, các antioxidant
-Hạt toàn phần làm giảm BMI (chỉ số thể trọng) nên gián tiếp làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường type2
2. Lợi ích lâm sàng: Tiêu thụ hạt toàn phần ngắn ngày với bệnh nhân tiểu đường type2. 14 bệnh nhân tiểu đường được thử nghiệm
-Cho ăn bình thường trong 2 ngày với chế độ 1500 kcal với 55% hydrate Cacbon 15-20% protein, 30% lipit
-Sau đó cho dùng hạt yến mạch toàn phần 2 ngày với 63% hydrate Cacbon, 16,2g chất xơ
-Bệnh nhân được đánh giá sau 2 ngày ăn thử và sau 4 tuần lien tiếp theo: Kết quả đường huyết giảm từ 158mg xuống còn 118mg, giảm lượng insulin cần thiết 42,5%. Sau 4 tuần đường huyết còn 141mg và giảm quan trọng lượng insulin cần thiết 39,3%
3. Những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát chứng minh rằng ăn tinh chất gạo lứt đã được xử lý chiết tachs từ lớp cùi, phôi gạo lứt sau 8 tuần với liều lượng 20g/ngày có tác dụng hạ đường huyết từ 10-33% và nhận thấy tính chất của gạo lứt có tác dụng kiểm soát có lợi điều khiển mức độ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường. Các tổ hợp Vitamin gamma oryzanol, các hydrate cacbon của hạt toàn phần, các polysacchrite, các acid béo không no đặt biệt Omega3, các chất xơ hòa tan, tocophenol, tocotrienol, các antioxidant, tất cả các chất này có trong tinh chất gạo lứt đống vai trò rất quan trọng và có lợi trong chuyển hóa glucose có lợi cho cơ thể cũng như giảm rủi ro và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tim mạch và hạt toàn phần
Ăn nhiều chất béo bão hòa, những người thừa cân ít vận động thường có lượng cholesterol trong máu cao (LDL cao, HDL thấp)
Cơ chế: Một số chất dinh dưỡng và các hợp chất tự nhiên, các antioxidant có trong gạo lứt, các chất xơ của hạt toàn phần phytosterol, omega3, hexaphosphat IP6, các oligosaccharite có vai trò quan trọng làm giảm lượng cholesterol trong máu đặt biệt là loại LDL giảm hấp phụ mỡ máu, ức chế kết tụ tiểu cầu, ức chế việc hình thành tắc nghẽn động mạch chủ, C0Q10 có tác dụng làm giảm áp lực máu và giảm cholesterol, cải thiện năng lượng cơ tìm, làm ổn định nhịp tim
Phân tích của 12 công trình nghiên cứu thấy sử dụng thường xuyên hạt toàn phần như gạo lứt…giảm rủi ro 26% với các bệnh tim mạch
Nghiên cứu ở Harvard với 75.000 người từ 38-63 tuổi trong 10 năm với lượng tiêu thụ hạt toàn phần từ 0,13-2,7 serving/ngày giữa nhóm cao nhất và thấp nhất giảm 25% rủi ro các bệnh tim mạch, chất xơ có tác dụng mạnh nhất
Nghiên cứu ở Harvard với 43.757 nam giới từ 45-70 tuổi bệnh nhân nhồi máu cơ tim thấp nhất ở nhóm sử dụng chất xơ cao nhất 28,4g/ngày so sánh với nhóm ít nhất 12,4g/ngày giảm 30%
Theo nghiên cứu của Lui năm 1999: 68186 người từ 37-64 tuổi không có tiền sử bệnh tim, tiểu đường khi sử dụng 10g chất xơ hệ số rủi ro giảm 23%, cứ tăng 5g chất xơ/ngày giảm rủi ro 19% (chất xơ từ ngũ cốc hạt toàn phần)
Theo nghiên cứu của Jacob 2008: Hạt toàn phần có tác dụng làm giảm rủi ro tỷ lệ tử vong do viêm nhiễm không gắn với các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Với 27312 người trong 17 năm, chết 5532 người trong đó viêm nhiễm 1071 người. Khi sử dụng hạt toàn phần trên 100g/tuần tỷ lệ tử vong giảm 21-35%
Ung thư và hạt toàn phần
Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu hạt toàn phần có tác dụng bảo vệ con người đối với các bệnh ung thư
Hạt toàn phần có tác dụng 43 trong 45 trường hợp ung thư được nghiên cứu trong đó
- 9 trong 10 trường hợp ung thư ruột kết
- 7 trong 7 trường hợp ung thư dạ dầy
- 6 trong 6 trường ung thư tiêu hóa khác
- 4 trong 4 trường hợp của ung thư tuyến tụy
- 10 trong 11 trường hợp của 8 loại ung thư khác
Những nghiên cứu dịch tễ đã chứng tỏ rằng lượng insulin trong máu làm tăng rủi ro của ung thư ruột, ung thư vú và có thể một số loại ung thư khác. Tiêu thụ hạt toàn phần làm giảm insulin do đó làm giảm rủi ro ung thư
Chất xơ, IP6, polyphenol,pholy saccharite có tác dụng chống ung thư
Chất xơ kết hợp với estrogen làm giảm sự kích hoạt của estrogen đối với sự phát triển của tế bào ung thư
-Sterol, sterolen làm dừng sự phát triển tế bào ung thư
-Đào thải gốc tự do bởi các antioxidant
-Hồi phục, kích hoạt hệ miễn dịch do đó làm giảm ung thư nhờ tác dụng của C0Q10 anphalipoic acid, gamma oryzanol
Omega 3/6/9 làm giảm cholesterol, làm tăng hoạt động của các tế bào sát thủ tự nhiên, nó như một modun miễn dịch tiềm năng, do đó hồi phục sự suy giảm của hệ miễn dịch
Tóm tắt những nghiên cứu tiêu thụ hạt toàn phần, bệnh tất và tỷ lệ tử vong
SchatZKai
|
2007
|
492.321**
|
Dịch tễ
|
Ung thư ruột non
|
Giảm 41%*
|
Chan
|
2007
|
532ca của 1071 có kiểm soát
|
-
|
Ung thư tuyến tụy
|
40%
|
Demeter
|
2007
|
161.737
|
-
|
Tiểu đường type2
|
27-30%
|
Djousse
|
2007
|
21.376
|
-
|
Bệnh tim
|
29%
|
Jacob
|
2007
|
27.312
|
-
|
Không phải tim mạch
Không phải ung thư
|
34%
|
SchatZKia
|
2007
|
489.641
|
-
|
Ung thư trực tràng
|
21%
|
Sahyuon
|
2006
|
535
|
-
|
Tử vong do tim mạch
|
52%
|
Van Dum
|
2006
|
411.86
|
-
|
Tiểu đường type2
|
32%
|
LanSon
|
2005
|
61.433
|
-
|
Ung thư ruột kết
|
33%
|
Slattery
|
2004
|
152 trong 1205
|
-
|
Ung thư trực tràng
|
31%
|
Ghi chú:
* :là độ giảm tỷ lệ tử vong đối với một số bệnh khi so sánh giữa nhóm người sử dụng 2 serving/ngày với nhóm tiêu thụ nhỏ hơn 2 serving/ngày (1 serving=28g)
** :là số đối tượng tham gia nghiên cứu
Trang 32: Hiệu quả làm giảm glucose trong máu của gạo lứt đối với người khỏe mạnh và người bệnh tiểu đường
-Invitro tổng lượng đường giải phóng của gạo lứt thấp hơn 23/7% so với gạo trắng
-Với người bình thường, lượng đường máu tăng lên ở gạo lứt thấp hơn 15,8% so với gạo trắng, glycemic thấp hơn 12,1% so với gạo trắng
-Ở người bệnh tiểu đường lượng thấp hơn là 35,2 và 35,6%
-Gạo lứt rõ ràng là có lợi nhiều hơn đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường
Trang 33: Tiêu thụ hạt toàn phần, lớp cùi, chất xơ ngũ cốc và những dấu hiệu của hệ thống viêm nhiễm trong những phụ nữ bị tiểu đường
-Có sự giảm quan trọng CRP với sự tăng lên của nhóm tiêu thụ hạt toàn phần P=0,03 với cùi 0,007
-Có sự giảm quan trọng của TNF-R2 với sự tăng lên của nhóm hạt toàn phần P=0,017
-Tăng lượng tiêu thụ chất xơ ngũ cốc sẽ làm giảm đáng kể CRP P=0,03 TNF-R2 P=0,01
-Trong số phụ nữ bị tiểu đường type2 tiêu thụ hạt toàn phần và chất xơ ngũ cốc có tác dụng làm giảm mức độ của CRP và TNF-R2
Chứng tỏ rằng hạt toàn phần có tác dụng làm giảm hệ thống viêm nhiễm trong số những người phụ nữ bị tiểu đường type2
Trang 36: Tiêu thụ hạt toàn phần có tác dụng ngược chiều với các triệu chứng chuyển hóa và tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi
Xác định mối liên quan giữa tiêu thụ hạt toàn phần và bệnh tim mạch (CVD), những yếu tố rủi ro phổ biến của triệu chứng chuyển hóa và tỷ lệ tử vong của CVD đã được kiểm tra trong đám đông người già (535 người tuổi trên 60 theo dõi trong 12-15 năm)
Kết quả là:
-Đường glucose giảm nhanh và BMI giảm theo chiều tăng của nhóm tiêu thụ hạt toàn phần ngay cả khi sau khi đã hiệu chỉnh theo lối sống
-Các cá nhân ở nhóm cao nhất của hạt tiêu thụ hạt toàn phần (trung bình là 2,9 khẩu phần ăn/ngày; 1 khẩu phần ăn=28,8g) đã có triệu chứng chuyển hóa thấp hơn 54% so với nhóm tiêu thụ hạt toàn phần thấp nhất (<1 khẩu phần ngày)
-Rủi ro các triệu chứng chuyển hóa tăng 2,16 lần ở những cá nhân ở nhóm tiêu thụ hạt tinh chế nhiều nhất so với nhóm ít nhất (OR=2,16; 95% CI 1,2-3,87<0,01)
-Tỷ lệ rủi ro tử vong do bệnh CVD trong 11-14 năm ở những cá nhân ở nhóm tiêu thụ hạt toàn phần cao nhất thấp hơn 52% so với nhóm tiêu thụ ít nhất. Tiêu thụ hạt toàn phần là thức ăn có thể thay đổi yếu tố rủi ro dẫn đến những hiệu quả về lợi ích sức khỏe ngay cả đối với quần thể người già
Trang 17: Hạt toàn phần, cám và phôi và rủi ro của bệnh tiểu đường type2. Một nghiên cứu dịch tễ tổng quan 1 cách hệ thống
-Tiêu thụ hạt toàn phần có tác dụng ngược chiều với bệnh tiểu đường type2
-Rủi ro tương đối của phát triển bệnh tiểu đường type2 đối với nhóm tiêu thụ hạt toàn phần và ít nhất hạt toàn phần là 0,63 (95%CI 0,57-0,69) NHSI và 0,68 (95%CI 0,57-0,81) NHS2
-Sau khi hiệu chỉnh với BMI rủi ro đó là 0,7 và 0,83
-Cứ thêm 40g tiêu thụ hạt toàn phần ngày thì rủi ro tương đối là 0,54 (95%CI 0,48-0,61) NHSI và 0,54 (955CI 0,54-0,76)
|