Thông điệp về tầm quan trọng của việc xúc tiến thực phẩm hạt toàn phần
Julie M.Jawes PhD Mark Reicks PhD RD….
J. Am College Nut No 4 - 2002
Những chương trình giáo dục và truyền thông qui mô lớn đã thành công trong việc tiếp cận người tiêu dùng thông qua những thông điệp về dinh dưỡng. Một trong những ví dụ điển hình nhất là chương trình “5 khẩu phần rau quả một ngày” của viện ung thư quốc gia(NCIS). Một cuộc điều tra ngẫu nhiên tầm cỡ quốc gia được tiến hành vào năm 1997 đã nhận thấy rằng những kiến thức được phổ biến trong thông điệp “5 khẩu phần rau quả một ngày” có liên hệ với việc tăng 22% lượng tiêu thụ rau quả. Những nỗ lực nhằm đẩy mạnh việc sử dụng hạt toàn phần vẫn còn ít ỏi, không đều đặn và kém mạnh mẽ. Dù đã có sự đề cập đến hạt toàn phần trong hai tài liệu: “Những hướng dẫn về cách ăn uống có lợi cho sức khoẻ dành cho người Mỹ” và “Những con người khỏe mạnh của năm 2010”, việc thiếu một chiến dịch có tổ chức để quảng bá thực phẩm hạt toàn phần và những lợi ích cho sức khoẻ của nó có thể góp phần vào nguyên nhân của lượng tiêu thụ thấp. Cần thiết phải có một lời kêu gọi hành động để giúp người Mỹ nâng cao lượng sử dụng hạt toàn phần và xem đó như là một chiến lược đối với sức khoẻ. Hội nghị “Ngũ cốc đối với sức khoẻ” diễn ra ngày 20-10-2001 ở Minneapolis đã quy tụ những chuyên gia công nghiệp, những nhà khoa học, giới truyền thông, các hiệp hội doanh nghiệp để chỉ ra những thách thức trong việc nâng cao hiệu quả quảng bá thông điệp “Hãy sử dụng nhiều hơn thực phẩm ngũ cốc và thực phẩm hạt toàn phần”
Những số liệu tiêu thụ
Số liệu không công bố chỉ ra rằng lượng tiêu thụ sản phẩm hạt tinh chế và sản phẩm hạt toàn phần bình quân khoảng 10 serving/đầu người ngày(năm 1999). Theo số liệu của CSFII, lượng tiêu thụ là 6,7 serving/ngày. Trong số đó chỉ có dưới 1serving là sản phẩm hạt toàn phần. Mặc dù bánh mỳ hạt toàn phần nằm trong số những thực phẩm hạt toàn phần phổ biến nhất ở Mỹ, 20% người trưởng thành, 40% thanh niên và trẻ em, trong một cuộc điều tra bằng điện thoại năm 2001, nói rằng họ chưa bao giờ ăn bánh mỳ hạt toàn phần.
Việc tiêu thụ chất xơ ở Mỹ cũng tương tự như thế, rơi xuống thấp hơn mức khuyến cáo.
Số liệu cho thấy người Mỹ tiêu thụ chất xơ khoảng 12-15g/ngày, tiêu thụ chất xơ của người lớn tuổi cao hơn vào khoảng 18g/ngày nhưng cũng rơi xuống dưới mức khuyến cáo (ít nhất là 25g chất xơ/ngày). Nghiên cứu chuyên môn về sức khoẻ cho thấy rằng những cá nhân ở nhóm tiêu thụ chất xơ thấp nhất sử dụng trung bình 12,4g chất xơ/ngày, trong đó có 2,2g chất xơ từ ngũ cốc. Tiêu thụ chất xơ ở nhóm cao nhất là 28g/ngày trong đó có 9,7g chất xơ từ ngũ cốc.
Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu người tiêu dùng đã định rõ một số rào cản đối với việc tăng lượng tiêu thụ hạt toàn phần. Hạt toàn phần bị giới hạn sử dụng trong bán lẻ. Ước lượng chỉ có 5-10% các sản phẩm ngũ cốc bán lẻ là được làm bằng hạt toàn phần. Trong số 10 mặt hàng bánh mỳ và các loại bánh làm từ ngũ cốc bán chạy nhất trong siêu thị, chỉ có1 loại bánh chứa hạt toàn phần và hầu như không có loại nào được làm hoàn toàn từ hạt toàn phần. Trẻ nhỏ thường chê vị và độ thô cứng của bánh mỳ hạt toàn phần. Đây là một sự cản chở lớn vì trẻ em có ảnh hưởng gần như quyết định đến việc cả gia đình sẽ sử dụng loại bánh mỳ nào, đặc biệt đối với bánh mỳ trắng. Những lý do được đưa ra cho việc không mua bánh mỳ hạt toàn phần gồm có màu sắc của bánh mỳ, giá cả, độ xốp, độ cứng và vị của bánh ( theo điều tra năm 2001).
Rice
FDA Approves, Heart, Cacer Health claim for brown rice
From USA Rice Federation
May 8 2008, USA.
The importance of promoting and Whole grain Foods message
Julie M Jones PhD Marla Reicks PhD RD
Judi Adams MS RD
J of Am Col Nutr No4 2002
|