Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh
Một nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy, ăn hạt toàn phần (hạt ngũ cốc đã được bỏ vỏ nhưng chưa qua công đoạn xay xát) có thể kiểm soát glucoza trong máu tốt, giảm nguy cơ ung thư.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện báo cáo cuối cùng sẽ công bố trong ba tháng nữa, theo đó sẽ đưa ra những khuyến nghị về việc sử dụng loại hạt này trong việc cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Có đủ chất khoáng, vitamin và chất xơ
Trường hợp bà Trịnh Thị Thanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khiêu vũ dưỡng sinh Đống Đa, Hà Nội là một trong nhiều ví dụ có thể kể về lợi ích của hạt toàn phần. Năm 2001, khi biết mình bị bệnh tiểu đường với nồng độ đường trong máu 18mmol/lít, thấy có một bài viết của một nhà nghiên cứu người Nhật Bản về việc ăn gạo lứt, muối mè (vừng đen) có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh mạn tính, bà đã thực hành thử. Ban đầu thì ăn ít, sau tăng dần cùng với những hỗ trợ của thuốc đông y, tập luyện thể dục, khiêu vũ để chữa bệnh. Trong hai năm liền, cố gắng của bà đã cho kết quả, lượng đường trong máu giảm xuống còn 6mmol/lít.
Các hạt ngũ cốc nói chung và thóc nói riêng ngoài vỏ ra, còn có ba phần chính: lớp cám, phôi và nội nhũ. Trong lớp cám và phôi lại chiếm tới 65% các chất có giá trị nhất về mặt dinh dưỡng, còn trong nội nhũ chỉ chiếm 35% giá trị dinh dưỡng, chủ yếu là các chất cung cấp năng lượng. Phần phôi và cám của gạo lứt là phần rất giàu các hoạt chất sinh học tự nhiên như các loại vitamin (B1, B2, B6, PP, E, acid folic, acid pantothenic, inositol, choline, biotin), các vi khoáng, chất xơ.
|
Đọc thêm...
|
|
Điều hoà đường huyết.
Khoảng 6-7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm cho sức khoẻ, rất dễ gây ra biến chứng cho tim, gan, thận, gây mù mắt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn quá trình chuyển hoá glucid làm tăng tính kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Gạo lứt cùng với yến mạch là các ngũ cốc toàn phần tốt nhất có tác dụng làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường. Nó có tốc độ tiêu hoá và hấp thụ glucose chậm hơn nhiều so với gạo trắng, có chỉ tiêu glycemic index thấp hơn nhiều so với gạo trắng nên giảm tính kháng insulin, làm giảm nhu cầu tiêu thụ insulin, làm cho tuyến tuỵ không phải hoạt động quá tải nên có thể giảm rủi ro của bệnh tiểu đường từ 20-30% so với ăn gạo xát trắng.
Những thử nghiệm về lâm sàng có kiểm soát chứng minh rằng ăn tinh chất của gạo lứt được xử lý, chiết tách từ lớp cùi và phôi của gạo lứt trong 8 tuần với liều lượng 20g/ngày có tác dụng hạ đường huyết từ 10-33%. Những nghiên cứu khác cũng nhận thấy tinh chất gạo lứt có tác dụng kiểm soát, có lợi, điều khiển mức độ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.
Các tổ hợp vitamin, gama orizanol, các hydrate cacbon, các polysaccharides, các chất béo không bão hoà, đặc biệt Omega3, các chất xơ, tocophenol, tocotrienol và các antioxidant. Tất cả các chất này có trong tinh chất của gạo lứt đóng vai trò rất quan trọng, có lợi trong chuyển hoá glucose trong cơ thể.
|
Đọc thêm...
|
|
|
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 Tiếp theo > Cuối >>
|
Trang 2 trong tổng số 2 |