Tác dụng phòng chống bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch, ung thư và tiêu hóa) của gạo lứt và tinh chất gạo lứt |
![]() |
Điều hoà đường huyết.Khoảng 6-7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. Đây là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm cho sức khoẻ, rất dễ gây ra biến chứng cho tim, gan, thận, gây mù mắt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn quá trình chuyển hoá glucid làm tăng tính kháng insulin dẫn đến bệnh tiểu đường. Gạo lứt cùng với yến mạch là các ngũ cốc toàn phần tốt nhất có tác dụng làm giảm rủi ro của bệnh tiểu đường. Nó có tốc độ tiêu hoá và hấp thụ glucose chậm hơn nhiều so với gạo trắng, có chỉ tiêu glycemic index thấp hơn nhiều so với gạo trắng nên giảm tính kháng insulin, làm giảm nhu cầu tiêu thụ insulin, làm cho tuyến tuỵ không phải hoạt động quá tải nên có thể giảm rủi ro của bệnh tiểu đường từ 20-30% so với ăn gạo xát trắng. Những thử nghiệm về lâm sàng có kiểm soát chứng minh rằng ăn tinh chất của gạo lứt được xử lý, chiết tách từ lớp cùi và phôi của gạo lứt trong 8 tuần với liều lượng 20g/ngày có tác dụng hạ đường huyết từ 10-33%. Những nghiên cứu khác cũng nhận thấy tinh chất gạo lứt có tác dụng kiểm soát, có lợi, điều khiển mức độ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường.Các tổ hợp vitamin, gama orizanol, các hydrate cacbon, các polysaccharides, các chất béo không bão hoà, đặc biệt Omega3, các chất xơ, tocophenol, tocotrienol và các antioxidant. Tất cả các chất này có trong tinh chất của gạo lứt đóng vai trò rất quan trọng, có lợi trong chuyển hoá glucose trong cơ thể.
Làm giảm cholestrol và phòng ngừa bệnh tim mạch.Ăn nhiều chất béo bão hoà làm tăng lượng cholesterol trong máu. Những người thừa cân, béo phì ít vận động thường có hàm lượng cholestrol trong máu cao và có nguy cơ rủi ro cao đối với bệnh tim mạch và đột quỵ. Muốn giảm nguy cơ này thì phải thay đổi cách ăn uống không để thừa cân (chỉ số thể trọng BMI= cân nặng/(chiềucao)2 < 25). Ăn gạo lứt là một biện pháp có hiệu quả để làm giảmlượng cholestrol trong máu. Một số chất dinh dưỡng và các hợp chất tự nhiên các antioxidant có trong gạo lứt như chất xơ, Carotenoid, Phytosterol, Omega 3, Inositol Hexaphosphate (IP6) đóng một vai trò rất quan trọng trong chống kết tụ tiểu cầu và giảm cholestrol, mỡ trong máu . Những chất này và những cơ chế đồng hoạt khác đã làm giảm LDL cholesterol (có hại) và tăng HDL cholesterol (có lợi), giảm hấp thụ mỡ và cholestrol, tăng đào thải chất béo và cholesterol, làm giảm áp lực máu, giảm mỡ máu và ức chế kết tụ tiểu cầu, ức chế việc hình thành tắc nghẽn động mạch chủ. C0Q10 có tác dụng có lợi trong cả làm giảm áp lực máu, cholestrol và cải thiện năng lượng của cơ tim, nó cũng giúp cho nhịp tim ổn định. Một phân tích của 12 công trình nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng thường xuyên hạt toàn phần trong đó có gạo lứt, đã có tác dụng giảm 26% rủi ro đối với bệnh tim mạch. Nghiên cứu điều dưỡng Harvard đã đánh giá trên 7500 phụ nữ tuổi từ 38-63 từ thời điểm tiến hành và tiếp theo trong 10 năm, hệ số rủi ro của bệnh tim mạch đã tác dụng với chiều tăng của nhóm tiêu thụ hạt toàn phần là 1; 0,92; 0,93; 0.83; 0.75 (p=0,01). Sau khi hiệu chỉnh theo chỉ số thể trọng, uống rượu và một số yếu tố khác, lượng tiêu thụ hạt toàn phần là 0,13 serving/ngày cho nhóm thấp nhất và 2,7 serving/ngày cho nhóm cao nhất (1 serving = 28g). Số liệu nghiên cứu cũng chứng minh giảm 36% rủi ro đối với đột quỵ, tim mạch ở phụnữ tiêu thụ hạt toàn phần 3serving/ngày. Nghiên cứu chuyên môn vế sức khoẻ ở Harvard của 43.757 nam giới từ 45-70 tuổi hệ số rủi ro của bệnh tim mạch Myocardial Infarction (MI) thấp nhất ở nhóm tiêu thụ chất xơ cao nhất (28,9g/ngày) so sánh với nhóm tiêu thụ chất xơ ít nhất (12,4g/ngày). Trong nghiên cứu này chất xơ của ngũ cốc là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự giảm rủi ro của bệnh MI. Nghiên cứu của phụ nữ ở Iowa với 34.492 người từ 55-69 tuổi, hệ số rủi ro sau khi hiệu chỉnh, đối với bệnh tim mạch CHD giảm với sự tăng lượng sử dụng hạt toàn phần (RR=1; 0,96; 0,71; 0,64; 0,7). Cơ chế của tác động này chưa được hiểu hoàn toàn và được nghĩ rằng nó như một chức năng của một số yếu tố: hàm lượng chất xơ hòa tan, các antioxidant, các phytoestrogen, sự đồng hoạt của các chất dinh dưỡng có trong hạt toàn phần, sự thay đổi của oxy hoá LDL, các hợp chất hoạt động sinh học trong tổ hợp chất xơ. Hạt toàn phần và bệnh ung thưMối liên hệ, đã nhận thấy giữa tiêu thụ hạt toàn phần và bệnh ung thư. Một phân tích chuyển hoá của 40 nghiên cứu trên 20 loại ung thư với polyp ruột đã chứng minh rằng với lượng tiêu thụ hạt toàn phần cao những rủi ro về ung thư đã giảm từ 21-43%. Cơ chế có thể của tác động này bao gồm những thay đổi trong lên men hydrate carbon, thời gian vận chuyển phân, sản phẩm nội tiết tố giới. Điều quan trọng nhất được khuyến cáo là tránh các độc tố và ăn những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Trong tinh chất của lớp cùi và phôi của gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng giúp bảo vệ chống lại ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sterol, sterolin, omega 3,6,9 có thể tăng hoạt động của tế bào sát thủ tự nhiên đóng vai trò như modun miễn dịch tiềm năng để xử lý và hồi phục suy giảm chức năng miễn dịch. Gamma oxyzanol Inositol, IP6 Polyphenol, chất xơ, tocotrienol và các antioxidant là những chất chống carcinogen (chất gây ung thư). Polyphenol, torotrienol trong lớp cùi, phôi của gạo lứt có tác dụng ức chế tế bào sinh sản nhanh không bình thường. Hàng loạt những nghiên cứu về dịch tễ đánh giá giữa tiêu thụ cao lượng chất xơ và sự giảm tai nạn của ung thư ruột và ung thư vú. Năm1992, các nhà nghiên cứu trường y Harvard nhận thấy rằng những nam giới tiêu thụ 12g chất xơ/ngày thì tỷ lệ ung thư ruột phát triển gấp 2 lần so với người tiêu thụ chất xơ 30g/ngày. Có khoảng 12 công trình nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa tiêu thụ lượng chất xơ cao và giảm rủi ro của ung thư vú. Một số tế bào ung thư được kích hoạt bởi estrogen tuần hoàn trong máu. Chất xơ có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào này bằng cách kết hợp với estrogen trong ruột và ngăn chặn không cho chúng bị hấp phụ vào máu. IP6 được thấy có biểu hiện quan trọng trong hoạt động chống ung thư và ức chế tế bào ung thư phát triển trong ruột và ung thư gan. Pangamic acid (B15) được biết có một khả năng hợp nhất giải phóng ra loại Cyanide chỉ ở phần mô ung thư, do đó phá huỷ những tế bào ung thư, trong khi cùng lúc lại nuôi dưỡng những mô lành tính. Cải thiện tiêu hoá có lợi cho sức khoẻ.Chất xơ là một phần tốt nhất của hệ thống tiêu hoá. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn nhiều chất xơ và ít chất béo bão hoà có tác dụng giảm rủi ro của một số bệnh ung thư, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá và bệnh tim. Các bác sĩ và các nhà khoa học đã khuyến cáo ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa và điều trị các bệnh tật sau: bệnh tim mạch, táo bón, ung thư đặc biệt là ung thư ruột, diverticuloses, béo phì, tiểu đường, mỡ cao trong máu, thoát vị. Nhiều chuyên gia cho rằng hầu hết người trưởng thành mới chỉ đạt khoảng một nửa lượng chất xơ họ cần để phòng ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch và một số các bệnh khác. Lượng chất xơ tiêu thụ tối thiểu là 14g cho 1000kcal tiêu thụ. Nam giới cần 30-38g/ngày, phụ nữ cần 28-30g/ngày tốt nhất từ thực phẩm hạt toàn phần. Phần lớn trẻ em ngày nay mới chỉ đạt 20% lượng chất xơ chúng cần ăn hàng ngày. Việc ăn uống thiếu hụt như thế đã giúp giải thích tại sao có dịch trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2 trước khi chúng đạt tới tuổi teen. Có 2 loại chất xơ cần tiêu thụ rất quan trọng: chất xơ hòa tan ở dạng gel và làm chậm tiêu hóa hydrate carbon nên đường chậm được giải phóng và hấp phụ chậm hơn vào máu. Loại chất xơ này có trách nhiệm làm giảm cholesterol và điều hoà đường huyết. Chất xơ không hoà tan đi qua đường tiêu hoá, hấp phụ nước, làm nhanh tốc độ dịch chuyển và làm dạ dày nhu động hơn. Nó cũng giúp đào thải chất độc và duy trì lượng pH tối ưu cần thiết để chức năng tiêu hoá đạt tối đa và giúp phòng ngừa ung thư ruột. Trong lớp cùi (lớp cám) và phôi của gạo lứt có chứa cả 2 loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hoà tan. Nó giúp duy trì được sức khoẻ và giữ cho dạ dày hoạt động đều đặn. Nó đặc biệt có lợi cho những người hay bị sôi bụng, rối loạn tiêu hoá, cải thiện hệ vi sinh vật có lợi và làm giảm sự hoạt động của vi sinh vật có hại ở đường ruột đến 51%. Bài viết liên quan: Extra-Fo: Siêu thực phẩm của thiên niên kỷ mới Đặc điểm và công dụng của thực phẩm Extra-Fo Làm đẹp da hiệu quả và an toàn Người mập-da xấu nên ăn Gạo lứt Thông tin chi tiết về sản phẩm Extra-Fo Thành phần vi chất "siêu có lợi" cho con người có trong Gạo lứt Vai trò hạt toàn phần đối với sức khỏe con người Giới thiệu chung về hạt toàn phần Giải pháp hoàn hảo để sử dụng hạt toàn phần Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh ![]() |