Vai trò của hạt toàn phần đối với sức khỏe cộng đồng - Trang 2 |
![]() |
Trang 2 trong tổng số 4
Tất cả những chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, các hợp chất hóa học tự nhiên, các chất kháng ôxy hóa ở trong cám và phôi đều hạn chế rủi ro của các bệnh mãn tính, hỗ trợ điều trị các bệnh này, giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe để dần dần lập lại trật tự và cân bằng của các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Thực phẩm hạt toàn phần Chính vì lẽ đó cho nên, trong Đông y, tổ tiên cha ông chúng ta đã có bài thuốc cơm gạo lứt và vừng đen dùng để hỗ trợ điều trị và phòng chống nhiều bệnh. Đó là một kinh nghiệm vô cùng quý báu, mang tính sáng tạo và hoàn toàn có cơ sở khoa học dưới ánh sáng của khoa học dinh dưỡng hiện đại. Cũng chính vì lẽ đó cho nên, Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các Hiệp Hội tim mạch, tiểu đường, ung thư Hoa Kỳ đều khuyến cáo mỗi người dân Hoa Kỳ tối thiểu phải tiêu thụ 3 suất thực phẩm hạt toàn phần/ngày tương đương 90g ngũ cốc toàn phần và phải đạt tối thiêu 50% tổng lượng ngũ cốc tiêu thụ và bất kỳ lúc nào có thể thay thế hạt tinh chế bằng hạt toàn phần đều có lợi cho sức khoẻ. Ngày 8/5/2008, FDA đã thông báo cho phép gạo lứt được mang nhãn mác chứng nhận hạt toàn phần có lợi cho sức khoẻ. Điều này sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng định dạng gạo lứt là một thực phẩm giúp tăng cường việc tiêu thụ hạt toàn phần và giảm những rủi ro của họ đối với các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và một số bệnh ưng thư. |