Bản mô tả chi tiết về tác dụng của sản phẩm EXTRA-FO In
Chỉ mục bài viết
Bản mô tả chi tiết về tác dụng của sản phẩm EXTRA-FO
Cơ chế và tác dụng tổng quát của tinh chất gạo lứt
Tinh chất gạo lứt và chất chống oxy hóa Antioxidant
Cơ chế bảo vệ sức khỏe của ngũ cốc toàn phần
Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tiểu đường
Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tim mạch
Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh ung thư
Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tiêu hóa
Tài liệu tham khảo
Tất cả các trang

Trước hết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến toàn thể quý vị, đặc biệt là những ai đã, đang và sẽ quan tâm đến EXTRA-FO.

Chúng tôi xin giới thiệu bản phụ lục trình bày về các tác dụng và cơ chế của tinh chất gạo lứt trong việc tăng cường, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, phòng chống các bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay.  Đây là tài liệu do các nhà khoa học của EXTRA-FO tìm hiểu và đúc rút từ những nghiên cứu mới nhất của thế giới. Chúng tôi đã đưa các dẫn chứng và kết luận từ những nghiên cứu đó vào trong bản đăng ký chất lượng gửi Cục Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Bộ Y tế. Đồng thời, chúng tôi cũng công bố trên Website công ty để bạn đọc và khách hàng quan tâm có thể hiểu rõ hơn về tác dụng và giá trị của sản phẩm tinh chất gạo lứt EXTRA-FO.

Hà Nôi, 15/3/2013

Xin chân thành cảm ơn 

Giám đốc Bùi Huy Thanh

 

Phụ lục

 

 

TINH CHẤT GẠO LỨT EXTRA-FO

CƠ CHẾ VÀ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM

Sản phẩm là phần tinh chất của gạo lứt được xử lý, chiết tách từ lớp cùi và phôi của gạo lứt. Nó là phần tạo ra sự khác biệt về lợi ích đối với sức khỏe con người giữa hạt tinh chế (chỉ gồm nội nhũ) và hạt toàn phần (gồm lớp cùi, phôi và nội nhũ).

Thời gian gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu về tác dụng của hạt toàn phần đối với việc phòng ngừa, giảm rủi ro của các bệnh mãn tính.

Hạt toàn phần chứa rất nhiều các hợp chất bao gồm các chất xơ ăn được, tinh bột, chất béo, các chất dinh dưỡng chống oxi hóa, các chất khoáng, các vitamin, lignin, các hợp chất phenolic. Những chất này đã gắn với sự giảm rủi ro của các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, một số bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác. Phần lớn những hợp chất bảo vệ đó đã được tìm thấy (với hàm lượng khá cao) trong phôi và lớp cùi của hạt ngũ cốc; chúng thường bị mất đi và bị phân hủy trong quá trình chế biến và tinh chế hạt ngũ cốc.

Dựa trên những nghiên cứ dịch tễ và nghiên cứu về cơ chế sinh học đáng tin cậy, các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng sử dụng thường xuyên thực phẩm hạt toàn phần cung cấp những lợi ích về sức khỏe, giảm rủi ro của các bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Nó cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm tính kháng insulin và tăng độ nhạy insulin, giảm cholesterol trong máu (tài liệu số 5 trang 6,7,8,9).

Hội đồng hạt toàn phần Hoa Kỳ tổng kết những nghiên cứu gần đây về các hạt toàn phần và những lợi ích về sức khỏe (tài liệu số 6 trang 4-8, 11-41) chứng minh rằng tiêu thụ hạt toàn phần từ 1-3 serving/ngày một cách thường xuyên có tác dụng làm giảm rủi ro đối với một số bệnh mãn tinh như tim mạch, ung thư, tiểu đường từ 20-37%.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration – FDA) năm 2008 đã công nhận gạo lứt là hạt toàn phần có lợi cho sức khỏe (tài liệu số 1 trang 1).

Trong chỉ dẫn về ăn uống cho người Mỹ năm 2005, đối với hiệu quả bảo vệ của chế độ ăn uống phòng chống bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư , đã quy định ít nhất ½ lượng ngũ cốc tiêu thụ hàng ngày phải là hạt toàn phàn (hay tương đương 3 serving/ngày ~ 85g).

Trong khuyến cáo chung năm 2004 về phòng ngừa bệnh ung thư, tiểu đường và tim mạch của các Hội Ung thư Hoa Kỳ, Hội Tiểu đường Hoa Kỳ và Hội Tim mạch Hoa Kỳ, đều có sự nhấn mạnh vào vai trò của hạt toàn phần trong phòng ngừa các bệnh tiểu đường, ung thư và tim mạch (tài liệu số 4 trang 5).

Gạo lứt nói chung, đặc biệt lớp cùi của hạt gạo lứt nói riêng, có tác dụng làm giảm béo (tài liệu số 2 trang 10, tài liệu số 3 trang 229). Nó còn có tác dụng dưỡng da, làm đẹp da, khiến da mịn màng, sáng bong, giảm vết nhăn (tài liệu số 2 trang 14, tài liệu số 3 trang 235) nhờ giàu các vitamin nhóm B, E, các biotin oryzanol và các antioxidant có tác dụng chống oxi hóa (làm chậm lại quá trình lão hóa). Đặc biệt nhờ chất Squalance và Gamma amino butyric acid có trong gạo lứt làm da sáng, mịn, hồng hào.

Nghiên cứu lớp cùi của hạt gạo lứt chỉ ra rằng, nó chứa tới khoảng 120 antioxidant với tổng hoạt lục của các antioxidant lên tới 24000 TE/100g, lớn nhất trong 28 loại thực phẩm giàu antioxidant nhất được biết. Ngoài ra, lớp cùi gạo lứt còn chứa rất nhiều các hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe (tài liệu số 2, trang 2-5, trang 16).

Gạo lứt và tinh chất của gạo lứt có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa nhờ giàu chất xơ ăn được ở dạng hòa tan và không hòa tan. Các hydrate carbon có thể lên men như các oligosaccharide nhờ các hệ sinh vật có lợi trong đường ruột cắt mạch thành các acid béo mạch ngắn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol và làm tăng lượng vi sinh vật có lợi, giảm lượng vi sinh vật có hại. Những chất này làm cho phân xốp, ướt và dịch chuyển nhanh trong ruột. Nó có tác dụng hạn chế táo bón và rối loạn tiêu hóa và bệnh đại tràng (tài liệu số 2 trang 10, tài liệu số 5 trang 3).

 


 

Trong 10 năm qua, trên thế giới đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu được công bố qua những nghiên cứu dịch tễ (đám đông), lâm sàng (có can thiệp) đã khẳng định về những lợi ích về sức khỏe con người, làm giảm rủi ro của các bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch, tiểu đường, một số bệnh về ung thư và đặc biệt các bệnh lien quan đến các rối loạn chuyển hóa. Khi chúng ta tăng mức tiêu thụ hạt toàn phần lên trên 85g/ngày/người. Hàng loạt những tổng kết (Review) đã công bố mỗi công trình đã xem xét tới vài trăm, và cả hàng ngàn những công trình đã công bố như: “Những cơ chế bảo vệ lợi ích sức khỏe của các ngũ cốc toàn phần – những giả thuyết mới” của Dr A. Fardet (Nutr Res Rev 2010) “Những hợp chất hoạt động sinh học của các ngũ cốc toàn phần và những lợi ích sức khỏe của chúng”. Một tổng kết của Adil Gani et al (Fd Proc Tech 1.2012) “Những lợi ích sức khỏe của lớp màng tinh chất gạo lứt” – một tổng kết Dr M N Nagardra Prasad J Nutr Fd Sci 9.2011. Những lợi ích sức khỏe của các ngũ cốc toàn phần – Một tổng kết các tài liệu tham khảo T – Nutr của Wellness “Những thành phần thực phẩm hoạt động sinh học và những thuộc tính về lợi ích sức khỏe của tinh chất gạo lứt” Chuyên đề về dinh dưỡng” của Elizabeth P Ryar PhD (1.3.2011). “Những lợi ích sức khỏe của các sản phẩm tinh chất gạo lứt trong phòng ngừa và điều trị lâm sàng y tế” Jariwalla R.J Drugs ExP Clin “Những tiềm năng của lúa gạo để giải quyết nạn suy dinh dưỡng và các bệnh mãn tính” Rice 2012 Sharifa Sultanan Dipti et al.

Những ngũ cốc toàn phần có hiệu quả bảo vệ những lợi ích sức khỏe chủ yếu đến từ những hợp chất hoạt động sinh học như các chất xơ ăn được của polyphenol, phytosterol carotenoid polysaccharide oligosaccharide glucan lignin phytic acid tocopherol, rocotrionol hàng trăm các antioxidants, các vitamin, các khoáng chất như magnenium, mangan, sắt, kẽm, phosphorous, Kali Canxi.

Tất cả các hợp chất hoạt động sinh học lại chủ yếu tập trung ở lớp màng bảo vệ của ngũ cốc và phôi chiếm tới trên 90%. Do vậy chìa khóa của cá thuộc tính bảo vệ những lợi ích sức khỏe và các bệnh mãn tính là ở lớp màng bảo vệ và phôi của ngũ cốc toàn phần. Lớp màng bảo vệ và phôi của các ngũ cốc khác nhau cũng có các thành phần và hàm lượng khác nhau.

Sau đây là bảng thành phần của lớp màng bảo vệ và phôi của tinh chất gạo lứt:

Bảng 1Bảng so sánh tinh chất của một số ngũ cốc, so sánh các hợp chất tự nhiên và các chất kháng Oxy hóa trong tinh chất gạo lứt đã được sử lý với tinh chất của ngô, yến mạch và lúa mý.

STT

Các chất dinh dưỡng

Tinh chất Gạo lứt

Tinh chất Ngô toàn phần

Tinh chất Yến Mạch toàn phần

Tinh chất Lúa Mỳ toàn phần

01

Calories

330.00

129.00

345.00

102.00

02

Moisture(g)

6.00

8.88

8.98

12.20

03

Protein(g)

*14.50

6.50

17.06

14.31

04

Ash (g)

8.50

2.17

3.08

5.17

05

Total Carbohydrates (g)

51.00

80.78

63.98

64.14

06

Total Fat (g)

20.50

2.02

1.33

3.78

07

Saturated Fat (%)

3.70

0.32

1.33

0.77

08

Total Dietary Fiber (g)

29.00

70.27

10.60

42.52

09

Soluble Fiber (g)

4.00

10.93

4.97

3.11

10

Vitamin A, (IU)

0.00

24.75

12.37

0.00

11

Vitamin C, (mg)

0.00

0.00

4.29

0.00

12

Vitamin E, Tocols, (mg)

25.61

0.00

0.00

0.00

13

Vitamin B Complex

 

 

 

 

14

Thiamin (mg)

2.65

0.1

0.97

0.55

15

Niacin (mg)

46.87

2.18

1.60

16.49

16

Riboflavin (mg)

0.28

0.43

0.32

0.49

17

Pantothenic Acid (mg)

3.98

0.00

0.00

0.00

18

Vitamin B6 (mg)

3.17

0.00

0.00

0.00

19

Total sugars (g)

**8.00

0.50

1.96

2.50

20

Gamma Ozyzanol (mg)

245.15

0.00

0.00

0.00

21

Phytosterols (mg)

302.00

ND

ND

ND

22

Potassium (mg)

1073.00

236.75

655.35

1010.42

23

Sodium (mg)

8.00

11.43

8.42

7.50

24

Magnesium (mg)

727.00

0.00

0.00

0.0

25

Calcium (mg)

40.00

13.33

69.58

108.75

26

Iron (mg)

7.70

1.70

5.29

10.29

27

Manganese (mg)

10.60

ND

ND

ND

28

Phosphorous

1591.00

ND

ND

ND

29

Inositol (mg)

1496.00

ND

ND

ND

30

Zinc (mg)

5.50

ND

ND

ND

  • Hypoallergenic Protein ** No lactose ND : Not Determined ( không xác định).
  • Bold letters indicate some unique antioxidants and some in high concentrations.


Antioxidant và tinh chất gạo lứt

  • Antioxidant là những hợp chất rất quan trọng để duy trì sức khỏe tốt.
  • Antioxidant hiếm khi hoạt động riêng biệt nhưng là rất hiệu quả như là một phần của của một hệ thống Antioxidant trong đó chúng thực hiện đồng hoạt.

Một số sản phẩm thương mại, được làm từ tinh chất gạo lứt, có chứa một tổ hợp các antioxidant làm việc theo những cơ chế khác nhau, và thể hiện một hiệu quả quan trọng trong hệ thống sinh học của cơ thể.

Có trên 100 chất kháng Oxy hóa được xác định có trong tinh chất gạo lứt và được thể hiện ở bảng dưới đây hàm lượng được tính bang phần triêu PPM.

Bảng 2: Antioxidant Quantities in parts per Million.

Gamma Oryzanol (2200-3000ppm)

Gamma Oryzanol is not a single component. It is a Mixture of 20 component having different antioxidant properties.

  • Cycloartenol trans-ferulate
  • Cycloartenol cis-ferulate
  • Cycloartanol trans-ferulate
  • Cycloartanol cis-ferulate
  • Cycloeucalenol trans-ferulate
  • Cycloeucalenol cis-ferulate
  • 24-Methylenecycloartanol trans-ferulate
  • 24-Methylenecycloartanol cis-ferulate
  • 24- Menthylcholesterol trans-ferulate
  • 24- Menthylcholesterol cis-ferulate
  • β – Sitosterol trans – ferulate
  • β – Sitosterol cis – ferulate
  • β – Sitostenol trans – ferulate
  • β – Sitostenol cis – ferulate
  • Stigmasterol trans – ferulate
  • Stigmasterol cis – ferulate
  • Stigmastenol trans – ferulate
  • Stigmastenol cis – ferulate
  • Campesterol trans – ferulate
  • Campesterol cis – ferulate

Phytosterols (2230-4400ppm) ( 21 Components)

  • β – Sitosterol
  • Campesterol
  • Stigmasterol
  • Sitostenol
  • ∆ - Avinasterol
  • ∆ - Stigmastenol
  • Sterol glucoside
  • Acylsterol Glucoside
  • Oligoglycosylsterol
  • Monoglycosylsterol
  • Cellotetraosylsitosterol
  • Methylsterol
  • Dimenthylsterol
  • Gramisterol
  • Isofucosterol
  • Obtusifoliol
  • Branosterol
  • 28 – Homotyphasterol
  • 28 – Homosteasteronic acids
  • 6 – Deoxycastasterone
  • β – Amyrin

Polyphenols

  • Ferulic acid
  • α – Lipoic acid
  • Methyl ferulate
  • ρ – Coumaric acid
  • ρ – Sinapic acid
  • Isovitexin
  • Proanthocyanidins

Metal Chelators

  • Magnesium (6250 – 8440)
  • Calcium (303-500)
  • Phosphorous (14700 – 17000)

Carotenoids (0.9 – 1.6ppm)

  • α – Carotene
  • β – Carotene
  • Lutein
  • Zeaxanthine

Tocoperols and Tocotrienol ( 220 – 320ppm)

Tocopherols and Tocotrienols belong to the same chemical group but exits in 10 different isomeric forms having different antioxidant properties.

  • α - Tocopherol
  • β – Tocopherol
  • ɣ – Tocopherol
  • δ – Tocopherol
  • Desmethyl – tocotrienol
  • Didesmethyl tocotrienol

Enzymes

  • Glutathione peroxidase
  • Methionine reductase
  • Superoxide dismutase
  • Polyphenol oxidase
  • Catalase
  • Coenzyme Q10
  • Aspartate amino transferase
  • Isozyme AAT – 1 & AAT – 2

Polysaccharides

  • Cycloartenol – ferulic acid glycoside
  • Diferulic acid complex
  • Diferulic acid – calcium omplex
  • Hemicelluloses
  • Arabinogalactan
  • Arabinoxylan
  • Xyloglucan
  • Proteoglycan
  • Glycoprotein
  • Arabinofuranoside

Phospholipids

  • Photphatidylserine
  • Photphatidylcholine
  • Photphatidylethanolamine
  • LysoPhotphatidylcholine
  • LysoPhotphatidylethanolamine

Amino Acids

  • Tryptophan (2100)
  • Histidine (3800)
  • Methionine (2500)
  • Cystein (336 – 448)
  • Arginine (10800)

B – Vitamins

  • Thiamin (22 – 31)
  • Riboflavin (2.5 – 3.5)
  • Niacin (370 – 660)
  • Pantothenic acid (36 – 50)
  • Pyridoxine (29 -42)
  • Betaine
  • Dimethyl glycine
  • Inositol (0.1 – 2.2)
  • Choline (930 – 1150)
  • Folic acid (0.20 – 0.30)
  • Phytates (1500 – 1750)

Tài liệu tham khảo (18)

Trong đó tinh chất gạo lứt là tốt nhất so với tinh chất ngô, tinh chất lúa mì và tinh chất yến mạch. Thí dụ như Vitamin E, Gama oryzanol, Phytosterol, Magnesium, Manganese, Phosphorous, Inostol và Kẽm là những chất rất quan trọng với sức khỏe nhưng lại chỉ có ở tinh chất gạo lứt và không có ở lúa mì, yến mạch, ngô, hàm lượng ở những chất này rất cao trong tinh chất gạo lứt là 25,61mg/100g; 245,15; 302; 727; 10,6; 1591; 1496; 5,5.

Các antioxindant của tinh chất gạo lứt có tổng hoạt lục ORAC tới 24000 TE/100g lớn nhất trong 28 loại thực phẩm giàu nhất các chất khoáng oxi hóa.

Qua nhiều tài liệu tổng kết, tinh chất gạo lứt đã được chứng minh những lợi ích quan trọng như những chất dinh dưỡng chữa bệnh (như Nutritiona Therapies) với các bệnh tiểu đường, lipid cao, ung thư gan nhiễm mỡ, các bệnh tim mạch.

Sau đây là một số cơ chế bảo vệ sức khỏe của ngũ cốc toàn phần nói chung và tinh chất gạo lứt nói riêng:


 

CƠ CHẾ BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA NGŨ CỐC TOÀN PHẦN

CÁI GÌ NGOÀI CHẤT XƠ?

  • Giới thiệu:

Lúa mì, lúa gạo, ngô là những thức ăn ngũ cốc phổ biến nhất. Sau đó là yến mạch, mạch đen và đại mạch. Hạt lúa mì nội nhũ chiếm 80-85%, cám 10-14%, phôi 2,3-3%. Ngũ cốc toàn phần chứa trên 26 chất hoạt động sinh học như: chất xơ, Vitamin, muối khoáng, kháng oxi hóa và những hợp chất hóa học tự nhiên khác như: Betaine choline Sulphur aminoaxit hay melatonin. Nó chiếm ít nhất 15% trọng lượng của hạt toàn phần. Phần lớn những chất hoạt động sinh học là ở lớp cám (khoảng 52%) và ở phôi (ít nhất 24% trọng lượng). Trong ngũ cốc tinh chế lượng các hợp chất hoạt động sinh học bị giảm nghiêm trọng tùy thuộc vào việc tách bỏ một phần hay toàn bộ phần phôi và cám.

  • Những cơ chế sinh lý liên quan:

Nghiên cứu dịch tễ chỉ ra rằng việc tiêu thụ các sản phẩm ngũ cốc toàn phần bảo vệ quan trọng chống bệnh béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư đặc biệt bên trong đường tiêu hóa, hiệu quả là cuối cùng chống tiểu đường type 2.

Những thực phẩm hạt toàn phần bảo vệ chống các bệnh mãn tính như thế nào?

Những nghiên cứu có can thiệp trong con người đã chỉ ra rằng tăng tiêu thụ sản phẩm ngũ cốc toàn phần có thể đóng góp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, làm giảm chỉ số thể trạng BMI. Thành phần lipid của máu có lợi hơn cho sức khỏe, cải thiện việc kiểm soát đường glucose trong máu, tăng độ nhạy của insulin, hạ thấp lượng homocystein (một yếu tố rủi ro của bệnh tim mạch) và giảm dấu hiệu của viêm nhiễm. Việc bảo vệ nguyên vẹn cấu trúc của thực phẩm (nhiều hay ít hạt ngũ cốc nguyên vẹn) có thể dẫn đến việc tăng cảm giác chán ăn (no nê). Điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát tăng cân.

Các sản phẩm ngũ cốc toàn phần cũng thường là nguồn giàu chất xơ, các chất kháng oxy hóa, các chất chống ung thư và magie. Đó là tất cả tiềm năng bảo vệ cơ thể lien quan đến bảo vệ tim mạch, bệnh gan, chuyển hóa lipid và methylation DNA. Hiệu quả tiềm năng bảo vệ của các acid phonelic bên trong đường ruột, các vitamin B complex trong hệ thống thần kinh về sức khỏe tinh thần, của các oligosaccharide như những prebiotic, của các hợp chất tác dụng lên sức khỏe của bộ khung (như phosphoris, canxi, magie, mangan, đồng và vitamin K) và những hợp chất khác α linolenic aud, policosanol, melatonin, phytosterol và para aminobenzoic acid cũng xứng đang được nghiên cứu rộng rãi hơn. Thí dụ như nó được đặc biệt quan tâm để nghiên cứu hiệu quả của sản phẩm ngũ cốc toàn phần, vấn đề sức khỏe tinh thần như: giảm áp lực, chứng mất ngủ, suy giảm nhận thức được gây ra từ các hợp chất hoạt động sinh học khác như cholin, ferulic acid, magie, kẽm, đồng inositol, policosanol và melatonin cũng là những ứng cử tiềm năng đối với việc bảo vệ và cân bằng về sức khỏe tinh thần.

Hơn nữa sản phẩm ngũ cốc toàn phần có thể dẫn đến tăng lượng chất butyrate (bảo vệ chống lại sự phát triển khối u ung thư) trong ruột phụ thuộc vào chất kháng tinh bột (phần tinh bột không được tiêu hóa ở ruột non) và chất xơ lên men được. Một số vi chất kháng dinh dưỡng giống như phytic acid, lectin, tannin, taponin, các chất ức chế của các enzim (protease và α amylase) cũng có ảnh hưởng đến tốc độ thủy phân tinh bột và đến lượng đường trong máu. Cuối cùng hiện nay nó cũng được chứng minh là tiêu thụ sản phẩm hạt toàn phần có chỉ số glycenic index thấp (tốc độ giải phóng đường) hoặc ở bữa tối hoặc bữa sáng có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả kiểm soát đường huyết ở bữa thứ hai tiếp theo. Điều này có thể đóng góp lợi ích chuyển hóa lâu dài của thức ăn có glycenic index thấp.

Bên cạnh những cơ chế được biết hoàn toàn này, trong hạt toàn phần còn chứa những chất hoạt động sinh học đa dạng khác nữa. Hàm lượng của một số chất hoạt động sinh học, tuy nhiên có thể quá thấp để đạt được hiệu quả quan trọng. Nhưng theo Fardet nó trở nên càng ngày càng rõ rang rằng sự kết hợp của tất cả những chất hoạt động sinh học này có thể có những hiệu quả lợi ích sức khỏe đồng loạt có lợi không chỉ trong sức khỏe tiêu hóa hay đối với các bệnh tim mạch, chuyển hóa glucose và điều hòa cân nặng, mà còn trong những lĩnh vực mới như súc khỏe xương, tinh thần sẽ đề cập chi tiết ở phần những hiệu quả sinh lý của những hợp chất hoạt động sinh học của hạt toàn phần.

NGŨ CỐC TOÀN PHẦN – MỘT NGUỒN GIÀU CHẤT XƠ

Hạt toàn phần là nguồn giàu chất xơ chủ yếu. Hàm lượng chất xơ trong lúa mì từ 9-17g/100g, trong tinh chất gạo lứt 20-25g/100g, nó nhiều hơn nhiều so với rau. Nó thường chứa tới 6g/100g chất ăn được. Do vậy tiêu thụ hạt toàn phần không còn nghi ngờ gì nữa là nguồn giàu chất xơ giúp lượng chất xơ tiêu thụ 10-15g/ngày với người dân ở các nước phương Tây (được khuyến cáo ở mức 30-35g/ngày).

Chất xơ của lúa mì chủ yếu là chất xơ không hòa tan và kháng tinh bột. Chất xơ từ hạt toàn phần có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan nghèo chất có thể lên men trong đường ruột, tạo thuận lợi cho việc tăng thời gian vận chuyển phân (không táo bón) và tăng số lượng phân bón lớn hơn. Đây là 2 thông số có khả năng ngăn chặn ung thư đường ruột do hòa loãng các chất gây ung thư Carcinogenous và giảm thời gian tiếp xúc của nó tới tế bào biểu mô của ruột, chất xơ của ngũ cốc làm tăng tính chán an (cảm giác no) giúp cho việc kiểm soát cân nặng. Chất xơ có thể lên men cũng có tác dụng khi lên men ở ruột già sẽ tạo ra lượng lớn các acid béo mạch ngắn (butyrat) có tác dụng làm giảm rủi ro ung thư, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi của đường ruột phát triển tốt, làm tăng sức khỏe tiêu hóa. Tuy nhiên cách chất xơ có thể có lợi cho sức khỏe con người là đa dạng và nó lien quan đến những cơ chế sinh lý khác như hiệu quả của hoocmon hay giảm tốc độ đói của dạ dày (phụ thuộc vào độ nhớt của chất xơ hòa tan).

Hạt toàn phần như 1 nguồn giàu chất Magnesium và các chất kháng oxy hóa

Ngũ cốc toàn phần không chỉ chứa chất xơ nhưng cũng chứa một lượng đáng kể Magnesium và các chất kháng oxy hóa.

Hàm lượng Magnesium cao có thể giải thích một phần hiệu quả lợi ích của hạt toàn phần trên độ nhạy của insulin và rủi ro của bệnh tiểu đường type 2. Magnesium tăng lượng insulin tiết ra và được biết rằng bệnh tiểu đường thường tác động với sự thiếu hụt của Magnesium (trong tinh chất gạo lứt hàm lượng Magnesium là 0,72%).

Trong hạt toàn phần cũng có những chất khác nhau đóng góp trực tiếp hay gián tiếp để bảo vệ cơ thể khỏi việc tăng oxy hóa stress. Ít nhất 30 hợp chất hoạt động sinh học có thể có liên quan. Poly phenol, carotenoid, vitamin E, các chất khoảng giống như Selenium, sắt đồng và kẽm, chúng đóng vai trò như một, đồng tác dụng trong các enzim kháng oxy hóa. Các axit amin chứa Sulphur methionine, cystine là các tiền glutathon, một loại antioxidant nội sinh. Ngay cả lignin thường được xem là không hoạt động sinh học cũng được tìm ra có tác dụng như một hiệu quả kháng oxy hóa tiềm năng trong động vật. Các antioxidant tìm thấy trong hạt toàn phần cũng có thể bảo vệ biểu mô ruột chống lại hư hại gây ra bởi các gốc tự do được tạo nên trong ruột qua chuyển hóa của vi khuẩn. Những chất kháng oxy hóa trong ngũ cốc toàn phần do vậy có thể tác động sống còn bằng những cơ chế khác nhau, liên hợp và đồng loạt trong cơ thể. Tuy nhiên hoạt động của chất kháng oxy hóa trong hạt toàn phần vẫn còn chưa thuyết phục vững chắc trong con người và đòi hỏi khám phá hơn nữa (8) (9).

Tài liệu tham khảo (16) (17) (14)

 


 

TINH CHẤT GẠO LỨT VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Tinh chất gạo lứt chứa 5% chất xơ hòa tan, khi vào tới ruột non, nó làm tăng độ nhớt của dịch thức ăn nên làm chậm việc phân giải hydratcacbon thành đường và làm chậm việc hấp thụ đường vào ruột. Từ đó làm giảm nồng độ đường trong máu.

Thử nghiệm in vitro rút ra lượng đường giải phóng của gạo lứt ít hơn lượng đường của gạo trắng 23,7%.

Thử nghiệm in vivo trên người bình thường, lượng đường trong máu tăng lên khi ăn gạo lứt thấp hơn so với ăn gạo trắng 158%. Còn với người bị bệnh tiểu đường thấp hơn 35,2% (6) glyceonic index của bột mỳ trắng là 1, gạo trắng là 1,1; gạo lứt 0,3:0,5.

Từ đó khi dùng gạo lứt hay tinh chất gạo lứt thường xuyên, lượng đường sau khi ăn một vài giờ không tăng cao, tuyến tụy không phải tiết quá nhiều insulin, dẫn đến không bị quá tải, từ đó hạn chế rủi ro tiểu dường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

-  Trong tinh chất gạo lứt rất giàu các vitamin nhóm B.

B3 rất quan trọng trong việc tạo năng lượng nội tế bảo và điều hòa đường huyết trong bệnh nhân tiểu đường (Zemel 87).

B6 có tác dụng hình thành glycogen, giúp làm giảm lượng glucose, ngăn ngừa thần kinh ngoại biên ở bệnh đái tháo đường.

B1, B6 cũng được cho là cùng hoạt động trong chuyển hóa đường.

-  Magnesium rất giàu trong tinh chất gạo lứt (0,78%), nó cải thiện việc kiểm soát đường huyết trong máu, giúp ngăn ngừa tính kháng insulin (nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường).

-  Tăng tiêu thụ chất xơ của ngũ cốc cải thiện được 8%  độ nhạy của insulin.

-  Tinh chất gạo lứt giàu chất Inostol (chiếm tới 1,45%). Nó làm giảm hoạt lục của α amylaza 20-72%, của α glucose 8-91%. Từ đó làm giảm lượng đường được thủy phân, giúp hạn chế rủi ro tiểu đường và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường .

-  Bệnh nhân tiểu đường dùng 20g tinh chất gạo lứt/ngày trong 8 tuần, đường huyết giảm được 10-33%, nó giúp kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

-  Magnesium, chất xơ và vitamin E giúp cho chuyển hóa insulin được cải thiện.

Tài liệu tham khảo (7) (8) (10) (11) (12) (15)


 

TINH CHẤT GẠO LỨT VÀ CÁC BỆNH TIM MẠCH

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Hàm lượng cholesterol LDL và mỡ trong máu cao là yếu tố quan trọng tạo nên các bệnh về tim mạch.

Tinh chất gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL trong máu do các cơ chế sau:

-  Nó chứa nhiều Vitamin E có tác dụng ức chế hoạt động của enzim reductase là enzim lien quan đến sinh tổng hợp nên cholesterol, làm cho cholesterol giảm trong máu.

-  Trong tinh chất gạo lứt rất giàu chất xơ và hydratcacbon không tiêu hóa được, nó không tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, vào đại tràng các vi sinh vật có lợi trong ruột phân giải thành các acid béo mạch ngắn là butyrate và propionate, các acid này làm giảm cholesterol, nó làm các acid mật chậm hấp thụ vào máu và bị đào thải ra ngoài (trong tinh chất gạo lứt chứa 29g/100g chất xơ, 5g chất xơ hòa tan, nó làm giảm hấp thụ cholesterol và chất béo vào trong máu).

-  Trong tinh chất gạo lứt chứa 302mg phytosterol/100g có cấu tạo gần giống cholesterol, nhưng lại hòa tan trong acid mật gấp 3 lần cholesterol. Nó chiếm chỗ trong acid mật và đẩy cholesterol ra ngoài và bị đào thải theo phân.

Do acid mật hấp thụ lại vào máu bị giảm nên túi mật sẽ phải tăng tổng hợp acid mật bằng tổng hợp từ cholesterol, giúp giảm được lượng cholesterol trong máu.

Các hợp chất tự nhiên hoạt động sinh học có trong tinh chất gạo lứt như IP6, cryzanol, CoQ10 có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống đông tụ tiểu cầu, giảm cục máu đông nên có tác dụng giảm rủi ro đột quỵ, tai biến mạch máu não, giảm mỡ trong máu, giảm xơ vữa động mạch. CoQ10 còn có tác dụng làm giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim và tăng năng lượng cơ tim.

Gần đây các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã hợp tác nghiên cứu và năm 2010 đã công bố ở lớp giữa nội nhũ và lớp subaleuron có những hợp chất tự nhiên hoạt động sinh học như các chất xơ, poly phenol, oryzanol, Tocopherol, inostol hexaphosphat phytosterol, Omega 3 và 6 trong tinh chất gạo lứt, có tác dụng ức chế hoạt động của Aginotensin II chính là enzim gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Các hợp chất tự nhiên đó có tác dụng phanh hãm Aginotensin giống như các loại thuốc huyết áp nhưng nó lại không có phản ứng phụ như thuốc huyết áp.

Người Nhật thường có thói quen ăn gạo lứt hoặc gạo xát dối nên vẫn giữ được những hợp chất tự nhiên đó. Chính vì thế đã giải thích được vì sao tỷ lệ người Nhật bị bệnh tim mạch chỉ bằng 1/3 so với người Mỹ.

Tài liệu tham khảo (7) (8) (9) (10) (12)


 

TINH CHẤT GẠO LỨT PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Ung thư là bệnh gây tử vong cao trên toàn cầu, trong khi những nguyên nhân gây ung thư thì rất nhiều và phức tạp. Nhưng ta đã được biết về một số yếu tố có thể làm giảm rủi ro gây ung thư. Khuyến cáo quan trọng nhất là tránh các độc tố và nên ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe. Trong số các thức ăn có lợi, tinh chất gạo lứt có rất nhiều dinh dưỡng , chất hoạt động sinh học đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe giúp bảo vệ chống lại ung thư.

Có rất nhiều giai đoạn gây ra quá trình ung thư, trong đó tinh chất gạo lứt - những tác nhân phòng chống ung thư có thể tác động vào các giai đoạn, hay kìm hãm phát triển những tế bào gây ác tính. Hơn nữa có rất nhiều lợi ích khi sử dụng tinh chất gạo lứt so sánh với tác nhân phòng chống ung thư đơn lẻ. Thức ăn toàn phần tinh chất gạo lứt chứa một tổ hợp hỗn hợp của những thành phần có hoạt tính sinh học với khả năng thống nhất tác dụng với nhiều loại tế bào đối tượng để phòng ngừa sự phát triển của ung thư. Dưới đây là tổng kết những nghiên cứu về những đặc tính phòng chống ung thư của những thành phần riêng biệt của tinh chất gạo lứt đối với quá trình gây ung thư.

1 - Bảo vệ chống lại sự gây hại của các gốc tự do.

Một cơ chế hiệu quả cho phòng ngừa ung thư là chặn đứng từ đầu, ức chế sự gây hư hại AND do các phản ứng Oxy hóa hay do các chất gây ung thư khác. Oxy hóa stress gây ra sự hư hại tế bào nghiêm trọng và những đột biến không thể đảo ngược được. Do vây với số lượng đầy đủ các chất kháng Oxy hóa của thức ăn có thể bảo vệ tế bào khỏi những hư hại gây ra bởi các gốc tự do.

Thức ăn tinh chất gạo lứt là một nguồn tuyệt vời của những hợp chất tự nhiên, với những thuộc tính kháng Oxy hóa như β Sitosterol , rất nhiều loại của pherolic, Ferulic acid, lipoic acid, phytosterol, ɣ oryzanol , tocopherol, tocotrienol, Omega 3,6,9, phytic acid, CoQ10, polysaccharide, glucan, henucellalose đều là những chất quét thải các gốc tự do, chống gây hại các tế bào bởi các gốc tự do, chống gây đột biên gien.

ɣ oryganol là chất chống đột biến gien, Inostol IP6 polyphenol fiber, tocotrienol và các chất kháng Oxy hóa có tác dụng chống hình thành các chất gây ung thư, từ đó nó hạn chế được việc tạo ra các chất gây ung thư, hạn chế tạo ra các tế bào lạ, các tế bào đột biên gien, do vậy phòng ngừa và hạn chế phát triển của ung thư. Việc quét thải gốc tự do của các hợp chất trong tinh chất gạo lứt nổi bật một khía cạnh quan trọng của những thuộc tính có khả năng phòng chống ung thư.

2- Ức chế sự phát triển nhanh của các tế bào ung thư.

Ngoài việc phòng ngừa ung thư ở gian đoạn đầu đã nói ở trên, các thành phần hoạt chất sinh học của tinh chất gạo lứt có tác dụng là tác nhân phòng chống ung thư, nó có thể chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư hay gây ra sự trực tiếp sự phá hủy gien của các tế bào ác tính. Rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học trong tinh chất gạo lứt đã được xác định như Ferulic acid, ɣ oryzanol, phytic acid, coumaric acid, pectin tricin và tocotrienol và tocopherols đã được chứng minh ức chế phát triển của khối u hay gây ra sự phá hủy gien. β sitosterol đã được chứng minh là có những hiệu quả, những lợi ích chống ung thư trong ung thư trực tràng, ung thư dạ dầy, ung thư vú. Tóm lại khả năng của các hợp chất có hoặt tính sinh học của tinh chất gạo lứt đối với ức chế sự phát triển nhanh của tế bào ung thư có vẻ là cơ chế chủ yếu trong bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư.

3 – Modul miễn dịch và viêm nhiễm.

Một số những hợp chất có hoạt tính sinh học có trong tinh chất gạo lứt được tìm thấy có thêm khả năng phòng chống ung thư thông qua hoặc là tăng cường hoặc là ức chế miễn dịch tương thích. Những giai đoạn sớm của viêm nhiếm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ chống lại nhiễm bệnh hay bị thương tổn. Những môi trường viêm nhiễm không được kiểm soát đã được chỉ ra là tạo thuận lợi cho ung thư phát triển thong qua qua sự tích tụ AND bị đột biến có thể đẩy mạnh sự phát triển u ác tính và tự tạo ra quá nhiều sản phẩm của tuyến tiền liệt, nó liên quan đến các hợp chất tự nhiên như Flavonoid, Ferulic acid, coumaric acid và tocoferol chúng có tiềm năng chặn đứng nhứng tín hiệu miến dịch chống viêm nhiễm, được cho là có tác dụng làm giảm sự phát triển của ung thư.

Hệ thống miễn dịch có một cơ chế chống ung thư , là có thể được tăng cường sử dụng các hợp chất hoạt động sinh học của tinh chất gạo lứt, những miễn dịch tương thích chống ung thư hoặc do loại bỏ virus đã gây viêm nhiễm tác dụng với virus gây ung thư hay bởi sự loại bỏ đặc biệt của các tế bào ung thư.

Những nghiên cứu đã chỉ ra sterol, sterolin, omega 3, 6, 9 có thể tăng những hoạt động sát thủ tự nhiên của tế bào và nó như modul miễn dịch tiềm năng, chống hình thành ung thư

Panganic acid (B15) có khả năng giải phóng một loại cyanid chỉ ở tế bào ung thư do vậy phá hủy tế bào ung thư trong khi đó lại nuôi sống mô không ung thư.

IP6 biểu hiện hoạt động quan trọng chống ung thư và ức chế tế bào ung thư phát triển trong ruột và trong ung thư gan.

Carotenoid có trong tinh chất gạo lứt có sức mạnh bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư. Licopen có tác dụng làm chậm tốc độ ung thư tuyến tiền liệt.

4 – Cơ chế gắn kết cạnh tranh với tế bào ung thư.

+ IP6 là một hợp chất hóa học tự nhiên có hoặt tính sinh học và có hàm lượng cao trong tinh chất gạo lứt. Nó còn có tác dụng phòng chống ung thư nhờ cơ chế gắn kết. IP6 gắn kết chọn lựa với lượng lớn sắt tìm thấy trong các tế bào ung thư, điều đó ngăn chặn sự phát triển nhanh của các tế bào ung thư, bởi vì thiếu sắt tế bào ung thư sẽ không thể phát triển được.

+ Một số khối u vú đã bị kích thích phát triển bởi nội tiết nữ estrogen. Thành phần chất xơ rất giàu trong tinh chất gạo lứt có khả năng cản trở sự gia tăng của khối u bằng cách kết hợp với estrogen ở ruột non và ngăn chặn nó hấp thụ trở lại vào máu.

+ IP6 cũng là chất hoạt động chống ung thư quan trọng và ức chế tế bào khối u phát triển trong ung thư gan.

5 - Ảnh hưởng của sư thay đổi vi sinh vật trong đường ruột đối với phòng chống ung thư.

Trong tinh chất gạo lứt chứa nhiều chất xơ ăn được và những hydrate carbon không tiêu hóa được nhưng có khả năng lên men, và không tiêu hóa trong ruột non và đi vào ruột già. Nó sẽ được các vi sinh vật có lợi trong ruột lên men tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrate là những nguồn năng lượng tối thích cho vi sinh vật có lợi phát triển do vậy hạn chế các bệnh mãn tính đường ruột. Đồng thời nó cũng được tạo ra các prebiotic là những thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt cả về thành phần và hoạt lực của các vi sinh vật ở đường ruột, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Oligo saccharide và kháng tinh bột trong tinh chất gạo lứt tạo ra điều này. Các prebiotic này có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat vitamin B6, Polyphenol các chất kháng oxy hóa, và các modul miễn dich làm việc đồng hoạt làm giảm đi các oxy hóa stress và một số bệnh xâm nhập vào đường ruột. Đó chính là tổng của các phân của lợi ích của tinh chất gạo lứt đối với sức khỏe tiêu hóa.

Butyrate là năng lượng chuyển hóa chủ yếu nhất cho vi sinh vật có lợi ở đường ruột và là cái cần thiết nhất để duy trì lợi ích sức khỏe tiêu hóa tốt nhất. Nó làm giảm viêm nhiễm, giảm oxy hóa stress giảm ỉa chẩy, tăng chức năng rào cản, tăng hấp thụ kháng chất, tăng những hoạt động của engim, khử độc từ đó tăng được phòng chống ung thư ruột, ruột kết và một số ung thư đường tiêu hóa.

Tài liệu tham khảo: (16) (17) (19)


 

TINH CHẤT GẠO LỨT VÀ LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA HỆ TIÊU HÓA

CƠ CHẾ VÀ TÁC DỤNG

Tinh chất gạo lứt chứa một lượng lớn chất xơ ăn được (25%), các hydrat cacbon không tiêu hóa được, kháng tinh bột không tiêu hóa được nhưng có thể lên men. Nó không tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, đi vào đại tràng, nó được các vi sinh vật có lợi của đường ruột phân giải tạo thành các acid béo mạch ngắn đặc biệt là butyrat là nguồn năng lượng cần thiết cho vi sinh vật có lợi phát triển. Từ đó ức chế vi sinh vật có hại của đường ruột (gây ỉa chảy, khó tiêu) làm cho quá trình tiêu hóa hoạt động tốt, giảm được các bệnh ở đường ruột.

Đồng thời nó cũng tạo ra prebiotic là các thành phần các chất đã lên men cho phép những thay đổi đặc biệt về cả thành phần và hoạt lục của vi sinh vật trong đường ruột, tạo nên những lợi ích sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Oligosaccharide và kháng tinh bột tạo ra điều này và prebiotic này có thể ảnh hưởng đến miễn dịch.

Tất cả các vi chất dinh dưỡng như Folat, Vitamin B6, polyphenol antioxidants cùng với prebiotic và các modul miễn dịch làm việc đồng hoạt, làm giảm, nhiều hơn các oxy hóa stress và một số bệnh xâm nhập. Đó chính là tổng của các phần lợi ích sức khỏe của tinh chất gạo lứt.

Ngoài ra các chất xơ không hòa tan có trong tinh chất gạo lứt làm cho phân xốp tăng khối lượng và hút nhiều nước (gấp 30 lần trọng lượng của nó) làm cho phân luôn ướt, không bị táo bón, tăng thời gian dịch chuyển phân nên ngăn chặn được các chất gây ung thư, ảnh hưởng tới mô ruột.

Butyrat là năng lượng chuyển hóa chủ yếu nhất cho vi sinh vật có lợi và là cái cần thiết để duy trì lợi ích sức khỏe tốt nhất. Nó làm giảm viêm nhiễm, giảm oxy hóa stress (là điều kiện tốt để các bệnh tim mạch bắt đầu phát triển) và giảm bệnh tiêu chảy, tăng chức năng rào cản, tăng hấp thụ khoáng chất, tăng những hoạt động của enzim khử độc. Từ đó giảm được rủi ro ung thư ruột, ruột kết và một số bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Tài liệu tham khảo (7) (8) (10) (12) (15) (13)


 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. “Rice: FDA approves heart, cancer health claim for brown rice”, the USA Rice Federation.
  2. Stabilized rice bran, Nutracea USA.
  3. “Phytochemicals as bioactive agents”, Wayne R Bidlack, Stanly T C Mage, CRC Press, Chapter 13.
  4. Preventing cancer, cardiovascular and diabetes, a common agenda for  the Amercan Cancer Society, the American Diabetes Association and American Heart Association.
  5. “Wholegrain and Human Health”, Joanne Slavin.
  6. “Summary of recent research on wholegrain and health”, Wholegrain Council and Oldways.
  7. Phytochemical product: Rice bran, RuKmini Cheruvansky, Phytochemical Foods Google’s books
  8. Health protective mechanisms of whole grain cereals, New hypotheses Fardet Dr Nutr Res Rev 2010.
  9. Brown rice and Cardiovasculalar protection, Science daily April 27.2010
  10. Whole grain cereal bioactive compounds and their health benefits – A review,  Adil Gani Fd Pro Tech 1.2012
  11. Health benefits of rice bran – A review, Dr Dr MN Nagendra J Nutr Fd Sci Sept 2011 Prad et al
  12. Health benefits of whole grains: A literature Review, R. Rajasree Pai MMBS Dr SMCSI Hospital et al J Nutr Wellness 2007, Timely Topics in Nutrition
  13. Bioactive Food components and Health properties of Rice Bran, Elizabeth P Ryan Ph.D
  14. Health benefits of stabilized Rice bran products in preventive and Clinical Medicin, Jariwalla R.J, Bioscience EDIPRINT INC, Vol 27 No1 2001.
  15. The potential of rice to offer solutions for malnutrition and chronic diseases, Rice 2012 5.16, Sarifa Saltana Dipti el al
  16. Dietary rice bran helps prevent breast cancer and other, Jimmy Down 19.09.2012
  17. Chemopreventive properties of dietary Rice bran current status and future prospects, Angela J Henderson et al, Amer Soc Nutr adv nutr 2012
  18. Rice bran in Egypt - Openning doors for new industries, Dr Amr M Helal, MD Kaha
  19. Egyptian Rice bran and studying its pharmacological effects, Rukmini Cheruvanky, Nutra Star USA
  20. Phytochemical products: Rice bran, Phytochemical Foods, Google Books.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
Hạt toàn phần phòng chống ung thư trực tràng
American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 85, No. 5, 1353-1360, May 2007 © 2007 American Society for Nutrition Tạp chí "American Journal...
Phòng chống bệnh máu nhiễm mỡ
Nguồn:  American Journal of Clinical Nutrition, Vol. 81, No. 1, 55-63, January 2005 Tạp chí "American Journal of Clinical Nutrition"...
Khoa học nhìn nhận về sản phẩm từ lớp màng của gạo lứt
KHOA HỌC ĐẰNG SAU NHỮNG SẢN PHẨM TỪ LỚP MÀNG CỦA GẠO LỨT ( TINH CHẤT CỦA GẠO LỨT) Lớp màng của...
Tóm tắt một số công trình nghiên cứu về tác dụng của hạt toàn phần với sức khỏe con người
Tóm tắt một số tài liệu nghiên cứu khoa học về tác dụng của hạt toàn phần đối với sức...
Mô tả về lợi ích sức khỏe của hạt toàn phần theo công bố khoa học
Mô tả sơ lược về lợi ích sức khoẻ của thực phẩm hạt toàn phần Vào những năm 40, việc...
Extra-Fo: Siêu thực phẩm của thiên niên kỷ mới
  Thực phẩm bổ sung EXTRA-FO là sản phẩm tự nhiên hoàn thiện, có lợi ích toàn diện với sức...
Extra-Fo: Một giải pháp hoàn hảo để sử dụng hạt toàn phần
Các nhà khoa học qua các công trình nghiên cứu về hạt toàn phần đã chuyển đến cộng đồng một...
Tinh chất gạo lứt (Stabilized Rice Bran): một
Stabilized Rice Bran là gì (SBR - tạm dịch ra tiếng Việt là tinh chất của gạo lứt). Chắc hẳn...