Bản mô tả chi tiết về tác dụng của sản phẩm EXTRA-FO - Cơ chế và tác dụng của tinh chất gạo lứt với bệnh tim mạch |
![]() |
Trang 6 trong tổng số 9
TINH CHẤT GẠO LỨT VÀ CÁC BỆNH TIM MẠCH CƠ CHẾ TÁC DỤNG Hàm lượng cholesterol LDL và mỡ trong máu cao là yếu tố quan trọng tạo nên các bệnh về tim mạch. Tinh chất gạo lứt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL trong máu do các cơ chế sau: - Nó chứa nhiều Vitamin E có tác dụng ức chế hoạt động của enzim reductase là enzim lien quan đến sinh tổng hợp nên cholesterol, làm cho cholesterol giảm trong máu. - Trong tinh chất gạo lứt rất giàu chất xơ và hydratcacbon không tiêu hóa được, nó không tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non, vào đại tràng các vi sinh vật có lợi trong ruột phân giải thành các acid béo mạch ngắn là butyrate và propionate, các acid này làm giảm cholesterol, nó làm các acid mật chậm hấp thụ vào máu và bị đào thải ra ngoài (trong tinh chất gạo lứt chứa 29g/100g chất xơ, 5g chất xơ hòa tan, nó làm giảm hấp thụ cholesterol và chất béo vào trong máu). - Trong tinh chất gạo lứt chứa 302mg phytosterol/100g có cấu tạo gần giống cholesterol, nhưng lại hòa tan trong acid mật gấp 3 lần cholesterol. Nó chiếm chỗ trong acid mật và đẩy cholesterol ra ngoài và bị đào thải theo phân. Do acid mật hấp thụ lại vào máu bị giảm nên túi mật sẽ phải tăng tổng hợp acid mật bằng tổng hợp từ cholesterol, giúp giảm được lượng cholesterol trong máu. Các hợp chất tự nhiên hoạt động sinh học có trong tinh chất gạo lứt như IP6, cryzanol, CoQ10 có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống đông tụ tiểu cầu, giảm cục máu đông nên có tác dụng giảm rủi ro đột quỵ, tai biến mạch máu não, giảm mỡ trong máu, giảm xơ vữa động mạch. CoQ10 còn có tác dụng làm giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim và tăng năng lượng cơ tim. Gần đây các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã hợp tác nghiên cứu và năm 2010 đã công bố ở lớp giữa nội nhũ và lớp subaleuron có những hợp chất tự nhiên hoạt động sinh học như các chất xơ, poly phenol, oryzanol, Tocopherol, inostol hexaphosphat phytosterol, Omega 3 và 6 trong tinh chất gạo lứt, có tác dụng ức chế hoạt động của Aginotensin II chính là enzim gây co thắt động mạch, làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Các hợp chất tự nhiên đó có tác dụng phanh hãm Aginotensin giống như các loại thuốc huyết áp nhưng nó lại không có phản ứng phụ như thuốc huyết áp. Người Nhật thường có thói quen ăn gạo lứt hoặc gạo xát dối nên vẫn giữ được những hợp chất tự nhiên đó. Chính vì thế đã giải thích được vì sao tỷ lệ người Nhật bị bệnh tim mạch chỉ bằng 1/3 so với người Mỹ. Tài liệu tham khảo (7) (8) (9) (10) (12) |