Vai trò của hạt toàn phần đối với sức khỏe cộng đồng - Trang 4 |
![]() |
Trang 4 trong tổng số 4
Việc thay thế gạo tinh chế (gạo xát trắng) bằng hạt toàn phần và bột rau với tư cách là nguồn glucid trong bữa ăn đã có những tác dụng lợi ích rõ ràng về nồng độ của glucose, của insulin và homocysteine cũng như sự peroxid-hóa lipid ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch. Các tác dụng này đều làm giảm một cách chắc chắn các yếu tố rủi ro đối với bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Việc thêm phôi vào khẩu phần dinh dưỡng không có liên quan gì đến bệnh nhồi máu cơ tim. Một công trình nghiên cứu về dinh dưỡng tại Đại học Harvard đã tiến hành khảo sát và đánh giá trên 75.000 trường hợp phụ nữ từ 38-63 tuổi tại thời điểm bắt đầu tiến hành nghiên cứu và trong 10 năm tiếp theo, hệ số rủi ro của bệnh tim mạch giảm dần theo chiều tăng của nhóm tiêu thụ hạt toàn phần. Số liệu nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng việc giảm 36% rủi ro đối với bệnh đột qụy tim mạch ở phụ nữ tiêu thụ khoảng ba suất hạt toàn phần/ngày. Một công trình nghiên cứu khác cũng đã được tiến hành ở Harvard trên 43.757 nam giới từ 45-70 tuổi, đã phát hiện được hệ số rủi ro của chứng bệnh nhồi máu cơ tim thấp nhất ở nhóm tiêu thụ chất xơ cao nhất (28,9g/ngày) so sánh với những nam giới ở nhóm tiêu thụ ít chất xơ nhất (12,4g/ngày). Trong nghiên cứu này, chất xơ của ngũ cốc toàn phần là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự giảm rủi ro của bệnh nhồi máu cơ tim. Công trình nghiên cứu được tiến hành đối với phụ nữ bang Lowa (Hoa Kỳ) với 34.492 trường hợp từ 55-69 tuổi cũng đã cho thấy hệ số rủi ro gây tử vong do bệnh tim mạch đã giảm cùng với việc tăng lượng sử dụng hạt toàn phần (hệ số rủi ro = 1; 0,96; 0,71; 0,64; 0,7 tương ứng với các nhóm tiêu thụ hạt toàn phần tăng dần). Việc tiêu thụ hạt toàn phần cũng đã làm giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường. Trong công trình nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ ở bang Lowa, người ta đã nhận thấy rằng phụ nữ ở nhóm tiêu thụ hạt toàn phần cao nhất, mức độ rủi ro đối với bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 22%. Công trình nghiên cứu về sức khỏe của phụ nữ ở Harvard đã chứng tỏ rằng ăn hạt toàn phần khoảng 3 suất/ngày có tác dụng giảm 27% rủi ro đối với bệnh tiểu đường type 2. Cần nhấn mạnh rằng mối liên quan giữa việc tiêu thụ hạt toàn phần và bệnh ung thư cũng đã được ghi nhận khi phân tích kết quả của 40 công trình nghiên cứu đối với 20 dạng ung thư và bệnh đại tràng. Người ta đã đi đến kết luận rằng các đối tượng sử dụng hạt toàn phần có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn 21-43% so với các đối tượng sử dụng ít hoặc không sử dụng hạt toàn phần. Tất cả các dẫn liệu mà chúng tôi nêu lên đã chứng tỏ một cách chắc chắn rằng hạt toàn phần nói chung và gạo lứt nói riêng đã có một tác dụng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người và có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như các bệnh tim mạch, tiểu đường, đột qụy, béo phì, một số bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng của hạt toàn phần đối với sức khỏe của cộng đồng cho nên tại Hoa Kỳ người ta đã thành lập Hội đồng hạt toàn phần (Whole – grains Council) nhằm hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm hạt toàn phần và giúp người tiêu dùng hiểu rõ các lợi ích của các loại thực phẩm hạt toàn phần đối với sức khoẻ, đồng thời giúp các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm hạt toàn phần thơm ngon để phục vụ cộng đồng người tiêu dùng trong toàn xã hội. GS.TSKH. Lê Doãn Diên KS. Bùi Huy Thanh (theo báo điện tử Thực phẩm và Đời sống) Bài viết liên quan: Extra-Fo: Siêu thực phẩm của thiên niên kỷ mới Đặc điểm và công dụng của thực phẩm Extra-Fo Làm đẹp da hiệu quả và an toàn Người mập-da xấu nên ăn Gạo lứt Thông tin chi tiết về sản phẩm Extra-Fo Thành phần vi chất "siêu có lợi" cho con người có trong Gạo lứt Vai trò hạt toàn phần đối với sức khỏe con người Giới thiệu chung về hạt toàn phần Giải pháp hoàn hảo để sử dụng hạt toàn phần Hạt toàn phần làm tăng khả năng kháng bệnh |